• Hotline
  • Messenger
× Send

Articles

4 bước và 7 cách để bắt chuyện với bất kỳ ai

Khi biết kỹ thuật kết nối của NLP giúp ta tự tin giao tiếp trong mọi hoàn cảnh và dễ dàng gây ảnh hưởng tốt với người ta giao tiếp, mở ra mối quan hệ tốt đẹp trong tương lai...

Tháng sáu 26, 2024

z5275924681602-0721846ebd828e650d3900d62caf848e

1.   4 bước bắt chuyện với bất kỳ ai

*Bước 1: ĐÁNH GIÁ đối phương 

– Tức là ta quan sát đối phương thật kỹ: quan sát vị trí, trang phục, vật dụng mang theo, cử chỉ, hành động, biểu cảm khuôn mặt, từ ngữ, giọng điệu, hơi thở, ánh mắt, thái độ, trạng thái cảm xúc… của họ và quan sát cả sự quan tâm, nội dung câu chuyện của họ thể hiện ở nơi mà họ đang có mặt. Giống như việc ta đang trinh sát để bước đầu nắm được nhiều nhất thông tin về đối phương. Đây là bước làm không thể thiếu khi muốn đề ra bất cứ cách làm, chiến thuật nào.

– Bằng những cái khả năng tự phát, những kinh nghiệm tự phát chúng ta cũng vẫn kết nối một cách bình thường trong cuộc sống nhưng tỷ lệ thành công là không cao và không lâu dài. Sau khi học về “Kỹ thuật kết nối, thu hút, gây ảnh hưởng tới người khác” thì chúng ta cần phải tuân thủ những nguyên tắc, những bước thực hiện, những cách làm, những quy trình đã được nghiên cứu và chứng minh rất hiệu quả. Càng ứng dụng nhuần nhuyễn thì năng lực kết nối của ta càng trở nên hiệu quả và mạnh mẽ. Và từ đó, chúng ta mở ra những công việc, sự hợp tác với nhau để thành công và hạnh phúc trong cuộc sống.

Bước 2: THEO DÕI sự giao tiếp của mình 

Chúng ta cũng sẽ quan sát thật kỹ lại chính mình. Quan sát ngôn ngữ cơ thể, từ ngữ và giọng điệu, vị trí, ánh mắt, cử chỉ, lời nói, hành động, hơi thở…của mình. Lúc này chúng ta sẽ bắt đầu nhận ra là:

– Những điểm mà ta và đối phương đang giống nhau vậy thì quá tốt, rất thuận lợi. 

– Những điểm mà chưa giống nhau thì ta sẽ nhận diện và đặc biệt lưu tâm trong đầu, hình dung ra việc điều chỉnh thế nào để tương thích được hợp lý nhất mà không bị lộ quá, không gây khó chịu cho đối phương. 

– Và không quên chuẩn bị cơ bản chủ đề, nội dung câu chuyện giao tiếp đảm bảo phù hợp với những thông tin về đối phương và phù hợp với sự hiểu biết, kiến thức của ta.
Giống như việc sau khi trinh sát để nắm thông tin, hiểu về đối phương xong thì đây là lúc ta tự nhìn lại, nắm lại tình hình bên ta để chuẩn bị chiến thuật cho thật phù hợp và kỹ lưỡng.
 

* Bước 3: BẮT CẦU đối phương

– Sau khi đã chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều mặt thì ta sẽ đến tiếp xúc với đối phương để thực hiện kết nối. Ta sẽ điều chỉnh để tương thích những điểm mà ở “bước 2” ta nhận thấy là mình chưa giống, rồi điều chỉnh để tương thích với đối phương cả trong quá trình giao tiếp. Thì lúc này người kia sẽ thấy chính bản thân họ thông qua chúng ta. Họ sẽ thích ta ở cấp độ tiềm thức (tiềm thức với quyền năng chi phối hành vi là 95%).

– Khi đó chúng ta sẽ làm theo những cái hành vi mà ta vừa quan sát được là người đó đã làm. Cố gắng điều chỉnh những cái từ ngữ, giọng nói, cử chỉ, dáng điệu, vị trí làm sao cho nó tương thích với người đó nhiều nhất có thể. Vì sẽ rất khó để có thể làm theo tất cả. Nhưng về âm lượng của giọng nói của ta nên tương đồng với đối phương. Đồng thời ta nên sử dụng ngôn từ giống như họ đang sử dụng; chủ đề, nội dung câu chuyện cần phù hợp với họ và các cử chỉ về tay, chân của ta cần làm theo sau, bắt chước những hành động của họ. Khi điều chỉnh cần mượn lý do nào đó, hành động nào đó để chuyển thì sẽ là tốt nhất. 

– Đây có lẽ là giai đoạn cần phải hiện hữu, tập trung nhất và tốn nhiều công sức nhất. Chiến thuật khi đã được cân nhắc và thông qua thì đây là lúc ta dám đánh và dám thắng.

 * Bước 4: DẪN DẮT đối phương

Sau khi ta đã để họ thể hiện những cái họ thích, lắng nghe họ, đáp ứng họ, tương thích với họ. Tức là ta đã bắt cầu xong, đã có nhiều điểm tương đồng, câu chuyện đã rất phù hợp và đã tạo ra sự cởi mở, sự hợp tác, sự tin cậy, sự tôn trọng, sự thích thú giữa hai bên rồi. Vậy lúc này ta đã nắm khá đủ đầy thông tin và cảm thấy đã kết nối được sâu rồi thì ta sẽ chọn điểm phù hợp để dẫn dắt đối phương từ trạng thái họ mong muốn sang trạng thái mà ta mong muốn. Chuyển từ tương thích với họ sang sử dụng những ngôn từ, giọng điệu, cử chỉ… của ta để đạt được mục đích, kết quả giao tiếp.

– Với sự chuẩn bị kỹ càng và tuân thủ các bước làm cụ thể thì thành quả là điều xứng đáng. Nếu thắng thì ta sẽ thắng trong sự thuyết phục và khi thua thì cũng giảm thiểu tối đa tổn thất.
 

2. 7 Cách để kết nối với bất kỳ ai

* Cách 1: KHƠI GỢI MỐI QUAN TÂM CHUNG

– Được hiểu là sau khi quan sát nắm thông tin, chúng ta hãy tìm một chủ đề mà đối phương yêu thích, quan tâm để ta nói về chủ đề ấy từ đó giảm bớt khoảng cách, tạo sự gần gũi.

– Nếu là những người mà ta tình cờ gặp trong một bối cảnh nhất định và ta muốn kết nối với họ thì ta có thể nói chuyện về địa điểm mà ta và họ cùng đến; con người, sự việc xảy ra ở đó; có thể nói về trang phục của họ, vật dụng họ mang theo… Chúng ta cũng có thể nói về chủ đề chung chung, nhiều người quan tâm như là thời tiết, giao thông, sức khỏe… để bắt đầu từ đó kết nối. 

– Thuận lợi nhất là sau khi thực hiện quan sát, tìm hiểu xong thì ta đã biết kha khá thông tin về họ (nghề nhiệp, sở thích, tính cách của họ…) thì khi tiếp xúc ta sẽ nói chuyện về các chủ đề mà họ thích, họ quan tâm để tạo sự kết nối với họ.

– Chúng ta nên cố gắng tìm lấy một vài mối quan tâm chung để bắt đầu kết nối. Vì đối phương một khi đã quan tâm đến một thứ gì đó rồi thì họ sẽ không để ý tới những thứ khác, cho dù ta có ra sức trình bày hay nó có xảy ra trước mắt họ đi nữa.

* Cách 2: LẮNG NGHE 

– Trước đây khi chưa hiểu về tầm quan trọng, sức mạnh của việc lắng nghe. Nên trong cuộc giao tiếp, ta thường vừa nghe họ nói vừa xem đồng hồ, xem điện thoại, vừa nghĩ về chuyện trước đó, rồi chuyện sẽ làm sau khi kết thúc cuộc nói chuyện. Thậm chí là chờ họ ngừng nói xong là tranh thủ trình bày cái ý của mình. Như vậy là không hiện hữu, kết nối không hiệu quả.

– Bản thân ta khi nói với ai đó về một điều gì đó thì cũng rất muốn họ lắng nghe ta và người đối diện cũng vậy. Khi người kia nói là họ đang thể hiện mình, thể hiện sự hiểu biết, thể hiện mối quan tâm, vấn đề họ đang gặp phải thì ta hãy lắng nghe họ. Hãy cho họ thấy rằng ta đang nghe hết sức chăm chú; hiện hữu ở đó; mọi cử chỉ, ánh nhìn hướng vào họ; có sự gật đầu, mỉm cười; có phụ họa, tán thưởng, nhiệt tình ủng hộ; thường xuyên sử dụng các câu nói: “ồ thế hả…”, “à thế à…”, “ừ thế à…”, “như vậy à…”, … thì họ sẽ cảm thấy họ được tôn trọng, họ sẽ rất có thiện cảm với ta, từ đó họ lại kể cho ta thêm nhiều thông tin về họ và việc kết nối lại càng hiệu quả.

 * Cách 3: TRAO MỘT MÓN QUÀ 

Thường thì ai trong chúng ta cũng thích đc nhận quà, cho dù món quà đấy nhiều hay ít, đắt hay rẻ. Và với người mà ta muốn kết nối, khi họ được nhận quà thì họ sẽ cảm thấy ta đang rất trân trọng, quan tâm, vui vẻ, có thiện cảm với họ. Nên việc tinh tế chọn đc một món quà để trao cho họ cũng rất là cần thiết. Món quà có thể là một cuốn sách đang hot, một phiếu voucher, một cái lần trải nghiệm… và từ đó mở ra các câu chuyện phía sau và ta bắt đầu kết nối với họ.

*Cách 4: GIỚI THIỆU MỘT MỐI KHÁCH HÀNG

– Trước đó khi chúng ta quan sát, tìm hiểu thông tin đối phương và ta biết được họ đang hoạt động trong lĩnh vực nào, họ quan tâm đến mối hàng nào thì ta hãy chuẩn bị những mối hàng đó để giới thiệu với họ. Nếu như mối hàng đó thành công thì sẽ mở cho ta một cuộc nói chuyện rất là tốt. 

– Thậm chí nếu họ đang có những băn khoăn, những vấn đề gặp phải mà ta giới thiệu cho họ cái người mà có thể trao cho họ giải pháp thì cũng mở ra sự kết nối rất tốt.

– Để có thể thực hiện cách trên đc tốt hơn thì khi ra ngoài ta thấy ai có sản phẩm, dịch vụ tốt thì lưu vào dữ liệu của ta. Để sau này khi ta làm việc với ai đó nếu họ cần ta cung cấp cho họ. Để hai bên kết nối với nhau đc sâu sắc hơn.
 

* Cách 5. KỂ MỘT CÂU CHUYỆN 

Chúng ta có thể làm quen rồi sau đó thì chọn một câu chuyện phù hợp với chủ đề, chủ điểm ở đó nên là những câu chuyện ẩn dụ hoặc hài hước. Chúng ta kể với họ câu chuyện mà ý nghĩa, thông điệp trong đó liên quan đến vấn đề họ đang quan tâm hoặc có thể cho họ một góc nhìn khác, một giải pháp khác về vấn đề họ đang gặp phải hoặc là khơi gợi ra một điều gì đó. Như vậy sẽ khiến họ có sự hứng thú, tò mò và gây ấn tượng, tạo sự gần gũi với họ. Họ sẽ nhớ mãi về câu chuyện đó, nhớ mãi về người đã kể cho họ nghe.
 

* Cách 6. THỰC HIỆN DỊCH VỤ TỐT

Với bất kể khách hàng nào mà kết nối và sử dụng dịch vụ của chúng ta. Nếu chúng ta muốn sự nghiệp của mình phát triển bền vững thì hãy thực hiện các dịch vụ này một cách tốt nhất (trước, trong, sau khi thực hiện). Khi đã tạo được sự thiện cảm và sự tin cậy từ họ rồi thì sau này mỗi khi họ cần sử dụng đến dịch vụ này hoặc một người quen nào đó mà cần đến dịch vụ này, nghe tiếng dịch vụ này là họ sẽ nhớ đến chúng ta và giới thiệu chúng ta ngay lập tức.

* Cách 7. KHEN NGỢI

– Mỗi người đều sẽ có những giá trị riêng biệt, đó là những điều mà quan trọng nhất đối với họ. Vì vậy ta nên quan sát để tìm ra những điểm mà họ chăm chút làm họ nổi bật, những điểm mà họ tự hào thường xuyên nhắc lại… Và rồi ta khen ngợi họ hết sức chân thành, tế nhị, tỏ ra sự thích thú, ngưỡng mộ. Như vậy thì họ sẽ cảm thấy rất là hãnh diện, vui vẻ, có thiện cảm với ta. Họ sẽ sẵn sàng kết nối, chia sẻ và cùng nói chuyện với ta. Và ko nên khen ngợi một cách ko thật vì sớm hay muộn thì họ cũng sẽ phát hiện ra, như vậy sẽ gặp kháng cự.

– Trước đây khi chưa ý thức được điều này, chúng ta hay phán xét, tập trung vào những điểm chưa tốt, phê phán những lỗi sai của người khác. Nhưng bây giờ ta đã biết được những lời khen ngợi giúp ta nhanh chóng kết nối, tạo thiện cảm cũng như là có được mối quan hệ tốt với người mà ta giao tiếp. Do vậy, ta nên tập cho mình thói quen khen ngợi người khác bằng cách cứ gặp bất kỳ ai thì ta sẽ tìm xem cái người này họ có điểm gì hay, điều gì tốt để ta khen ngợi họ. Từ đó ta nhìn ai cũng đầy tích cực và họ nhìn ta cũng tích cực, có thiện cảm, có sự gần gũi, từ đó kết nối sẽ trở nên rất thuận lợi.
 

Trên đây là 4 bước và 7 cách để bạn có thể bắt chuyện với bất kỳ ai, một phần kiến thức trong lớp Nghệ thuật giao tiếp bằng NLP chia sẻ tới bạn. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp, kết nối của mình.

Mọi thắc mắc vui lòng phản hồi với chúng tôi, qua: 

– Email: hnlpcoaching@gmail.com

– Hotline: 0979 443 294/ 0966 501 245

Tìm hiểu các chương trình, khoá đào tạo của chúng tôi

Nhập địa chỉ email và chúng tôi sẽ gửi thông tin đến bạn