3 nguyên lý hoạt động quan trọng của TIỀM THỨC

3 chức năng quan trọng cần biết để vận dụng sức mạnh tiềm thức thành công

1- THÓI QUEN 

Một trong những chức năng quan trọng của Tiềm thức là hoạt động theo nguyên lí thói quen. Tức là nó sẽ vận hành cứng nhắc theo một chiều mà không thể linh hoạt nhanh chóng thay đổi ngay. Biểu hiện của điều này rất rõ trong các hoạt động của con người.

Ví dụ: bạn thường thức dậy vào 7 giờ sáng hàng ngày, bỗng nhiên bạn nảy ra ý định sẽ dậy tập thể dục buổi sáng cho khỏe người. Và bạn sẽ thấy thời gian đầu khi bạn thực hiện điều này, mỗi khi bạn thức giấc, bạn sẽ thấy rất ngại, muốn ngủ tiếp chứ không muốn dậy tập TDTT như đã xác định. Hoặc ngược lại, những người rất chăm chỉ tập thể dục thể thao buổi sáng và khi họ phải nghỉ tập trong vài ngày, họ sẽ thấy người khó chịu, mệt mỏi, uể oải, họ muốn tập ngay trở lại.

Hoặc bạn sẽ thấy những người chăm chỉ làm việc và khi họ có những ngày nghỉ dài, họ sẽ phàn nàn nghỉ dài ngày rất chán, rất buồn bã chân tay, họ thích làm việc. Đây chỉ là biểu hiện của thói quen Tiềm thức khi vận hành cơ thể.

Theo đó, nếu bạn đang có thói quen tiêu cực, gây hại trong cuộc sống như là ngủ nướng và muốn thay đổi thói quen này thì để hình thành một thói quen mới (tích cực), bạn cần lưu ý: Ý thức của bạn chỉ có sức mạnh 5% chỉ đạo cơ thể bạn hành động. Còn Tiềm thức có sức mạnh 95% chỉ đạo cơ thể bạn. Cho nên khi bạn bắt đầu bước vào quá trình thay đổi thói quen gây hại, bạn sẽ gặp nhiều trở ngại, rào cản khó chịu.

Ví dụ khi bạn muốn thay đổi công việc khác nhằm có thu nhập tốt hơn. Khi đó vì Tiềm thức chỉ đạo 95% cơ thể, nên nó sẽ vận hành các cơ quan như não vốn dĩ lười suy nghĩ, trong não chưa có các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, kỹ thuật về lĩnh vực đó nên Tiềm thức sẽ vận hành nào nghiêng về viện cớ, đỗ lỗi, từ chối, phản ứng khiến bạn dễ bỏ cuộc khi thấy chứng lí Tiềm thức đưa ra hoàn toàn hợp lí. Cho nên để nói chuyện với tiềm thức nhằm có sự hợp tác với ý thức cùng nhau tạo thành thói quen hành động tích cực thì bạn cần xác định hành trình thay đổi phải được duy trì trong 90 ngày liên tục thì Tiềm thức mới chấp nhận và hình thành thói quen mới. Và khi đã trở thành thói quen, bạn sẽ thấy dễ dàng để dậy buổi sáng hoặc thực hành một kĩ năng, công việc mới.

2 - ÍT TỐN NĂNG LƯỢNG NHẤT


Đi đâu cũng tìm con đường ngắn nhất,làm việc gì cũng chọn việc nhanh nhất, ít tốn năng lượng nhất

3-BẢO VỆ CƠ THỂ KHỎI SÁT THƯƠNG , TỔN THƯƠNG 

Tổn thương ( sĩ diện) không muốn người khác cười, phán xét, sợ từ chối , sợ xấu hổ , không có kỷ năng , không dám làm.

-Sát thương: (bảo vệ tính mạng)cơ chế tự động kích hoạt trong thời gian ngắn khi ý thức lơ đểnh , ví dụ lái xe trên đường ngủ gật vài giây giật mình khi sắp đụng xe
-tiềm thức có nguyên lý riêng gần giống như phản xạ không điều kiện( tự động kích hoạt).

Qua bài học này tôi nhận biết được trong THÓI QUEN: tiềm thức rất mạnh hơn ý thức, khi ý thức nhận rõ được việc cần làm  mục tiêu đề ra  dù việc đó nhiều thử thách  , vất vả  là do trong  tiềm thức chưa có kỹ năng , kỹ thuật nên chưa nói chuyện được với ý thức phải cho tiềm thức và ý thức đồng hành 90 ngày dần dần mới hiểu được nhau nên “Trước khi bạn có thể làm được cái việc bạn thích làm, bạn phải ráng làm cái việc bạn không muốn làm “ vượt qua thói quen cũ , đến 1 thời điểm nào đó việc làm được sẽ nhiều hơn .

ÍT tốn năng lượng nhất vì tìềm thức tìm con đường ngắn Nhất nên vận dụng vào khoa học kỹ thuật vi tính được vào phát triển kế hoạch kinh doanh, chọn hành vi thông minh của tiềm thức thay cho cảm giác thỏa mản bản thân để ý thức phải hiểu.

-bảo vệ tổn thương ( sĩ diện) hiểu tìềm thức sợ phán xét, cười mình, khi lập mục tiêu cố gắng luyện kỹ năng thì tiềm thức không sợ nữa 
-sát thươngbảo vệ tính mạng.

Tiềm thức giống như giác quan thứ 6  phản xạ nhanh hiểu và tập kết nối với ý thức 

Sống lành mạnh tự động kích hoạt.

By: Trang Phạm USA

Bài viết cùng danh mục