KHUNG ĐỒNG THUẬN NLP - KỸ THUẬT ĐẦY SỨC MẠNH TRONG THUYẾT PHỤC

Đàm phán là một cuộc thương lượng, cuộc thuyết phục của một thương vụ kinh doanh. Trong cuộc đàm phán tâm lý của các bên là ai cũng muốn giành chiến thắng, phần lợi ích cao hơn về phía minh. Nếu không hiểu biết về giao tiếp, về cách mà cảm xúc con người được kích hoạt... các cuộc đàm phán thường bị thất bại.

Vậy làm cách nào để có một cuộc đàm phán mà hai bên đều win-win(cả hai đều thắng)? Khung đồng thuận NLP - một khung mẫu kỹ thuật ngôn ngữ sẽ giúp giành chiến thắng 100% trong các cuộc thương lượng, đàm phán, thương thuyết chốt sale...

Khoa học NLP đã nghiên cứu quá trình giao tiếp của con người và phát hiện ra nhiều bí mật quan trọng về cách tiếp nhận thông tin và phản ứng với thông tin. Theo đó, Khung đồng thuận NLP là một trong những phương pháp đàm phán hiệu quả nhất để lại cho con người áp dụng vào trong đàm phán, hóa giải sự từ chối, kháng cự của đối phương (người giao tiếp) nhằm đạt được kết quả như mong muốn.

- Khi đàm phán ta dùng khung đồng thuận (đồng ý, cổ vũ, khen ngợi) đây là khuôn mẫu ngôn ngữ khéo léo để ta duy trì được sự kết nối.
- Khung đồng thuận giúp ta thiết lập lại sự kết nối trong bất kỳ cuộc giao tiếp nào. Ví dụ trong cuộc giao tiếp mà ta đang không đồng tình với ý kiến của họ đưa ra.
- Tránh được sự phản đối từ người khác và giữ cho họa tiếp tục tham gia cuộc giao tiếp và là cơ hội để chúng ta đưa ý tưởng của ta vào.
- Khi ta dùng những từ ngữ đồng thuận như tôi đồng ý, Tôi đánh giá cao ý kiến của anh (chị) sẽ làm cho não người nghe chuyển sang trạng thái thu nhận để lắng nghe ý kiến của ta thay vì ta phản kháng thì não họ chuyển sang trạng thái tự vệ và tìm lý luận để cãi lại.

 

Là khuôn mẫu ngôn ngữ trong đàm phán nên ta chỉ cần áp dụng đúng trình tự, ngôn ngữ là đạt kết quả như mong muốn.

Ví dụ đây là một cách giao tiếp bằng khung đồng thuận khi ta chia sẻ cho một khách hàng nào đó về một loại thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe thì họ phán ứng lại rằng:

1. Thực phẩm chức năng không chữa được bệnh mà chỉ là thuốc bổ thôi

2. Thực phẩm chức năng gây nghiện vì khi ngừng dùng chúng ta lại mệt mỏi trở lại như trước khi chưa dùng.

Ta sẽ phản hồi lại bằng cách:

Em hoàn toàn đồng ý với quan điểm của chị thực phẩm chức năng chỉ là bổ sung hỗ trợ sức khỏe thôi và không phải thuốc chữa bệnh. Cho nên khi điều trị bệnh tật không phải ta chỉ cần dùng mỗi thực phẩm chức năng.

Thứ hai là quan niệm thực phẩm chức năng gây nghiện cũng có lí là bởi khi ta sử dụng thường xuyên thì thấy khỏe, năng lượng, nhanh nhẹn... khi không sử dụng nữa ta lại thấy mệt mỏi, uể oải, nên nhiều người cũng nghĩ hình như TPCN gây nghiện.

Thực phẩm chức năng hiểu cho đúng nó chính là loại sản phẩm tích hợp dinh dưỡng hàm lượng cao nhằm bổ sung cấp tốc dinh dưỡng cho cơ thể có đầy đủ năng lượng nuôi dưỡng, tái tạo tế bào, phục hồi sức khỏe cơ thể. Vì các nghiên cứu chỉ ra rằng bữa ăn hàng ngày của con người không thể đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vì sự thiếu hụt dinh dưỡng nên ta mới cảm thấy rất nhanh bị mệt mỏi, uể oải... đặc biệt là khi phải làm việc gì căng thằng, cần sức lực. Khi cơ thể con người mệt, uể oải thì chính là các bộ phận chức năng trong cơ thể đang mệt mỏi, không thể hoạt động để sản xuất đủ các chất đề kháng cho cơ thể.

Ví dụ tuyến tụy chuyên sản xuất Isulin để trung hòa đường trong cơ thể. Khi tụy mệt mỏi không thể sản xuất đủ Isulin sẽ khiến cơ thể bị thừa đường sẽ dần dẫn đến bệnh tiểu đường. Từ đây ta có thể liên hệ đến các bộ phận khác trong cơ thể cũng vậy...

Cho nên anh chị có thể thấy nhiều người khi bị (vấn đề cụ thể...) và họ dùng thực phẩm chức năng thì đã cải thiện rõ rệt vấn đề trong khi dùng thuốc tây đã không còn hiệu quả.  Thậm chí đối với một số bệnh nan y thì một số thực phẩm chức năng lại giúp giải quyết vấn đề rất hiệu quả. Một giá trị nữa mà ít người nhận ra là dùng thực phẩm chức năng thì không hề gây ra phản ứng phụ bởi như chị đã biết, thực phẩm chức năng chỉ là dưỡng chất bổ sung cho cơ thể mà không hề có hóa chất.

Trước kia em cũng có quan điểm như chị và sau này khi em sử dụng thực phẩm chức năng và hiểu rõ về thực phẩm chức năng em đã giúp nhiều người hiểu đúng về ý nghĩa, giá trị và hiệu quả của TPCN nên đã dùng và giải quyết được nhiều vấn đề về sức khỏe, tuổi thọ.

Khi tìm hiểu cách đàm phán bằng khung đồng thuận Tôi học được bài học là:

- Khả năng đàm phán không phải là thiên bẩm mà chúng ta hoàn toàn có thể trở thành bậc thày đám phán bằng việc học và áp khuôn mẫu có sẵn để mang ra trải nghiệm và rút ra những bài học kinh nghiệm.
- Việc đồng thuận với ý kiến mà mình không thích giúp ta có được sự đồng thuận đáp lại từ đối tác cuộc đàm phán đó.
- Đàm phán bằng khung đồng thuận còn giúp họ đạt được mục đích của mình một cách thoải mái nhất, hiệu quả nhất. Bởi khách hàng, đối tác được tự quyết định và cuối cùng ta đạt được kết quả như ta mong đợi.

 

By: Lê Thị Ngân

Bài viết cùng danh mục