Ngôn ngữ tư duy là gì - Tại sao phải lập trình lại ngôn ngữ tư duy?

Lập trình lại ngôn ngữ tư duy là việc ta thay đổi cách tư duy (suy nghĩ) hiện tại theo cách trước đây thì nay sẽ theo một cách khác. Khi ta thay đổi lại cách suy nghĩ theo hướng khác thì cảm xúc, hành vi của ta thay đổi theo. Khi hành vi của ta thay đổi thì kết quả của mỗi chúng ta cả bên trong lẫn bên ngoài cũng sẽ thay đổi theo hướng của suy nghĩ đó.

Nguyên lí của cuộc sống là bên trong quyết định bên ngoài, vô hình quyết định hữu hình. Theo đó, tư duy là cái bên trong, ngôn ngữ tư duy là bên trong trí não ta, là cái vô hình. Nhưng ngôn ngữ tư duy nó lại có quyền năng quyết định hành vi của con người. Hành vi của con người là cái bên ngoài, đó là các hoạt động của con người thể hiện bản thân để giải quyết các vấn đề cuộc sống. Các hoạt động bên ngoài này chịu sự chỉ đạo của phần bên trong - ngôn ngữ tư duy.

*Ngôn ngữ tư duy là gì?

Để hiểu rõ ngôn ngữ tư duy là gì ta cần hiểu suy nghĩ của con người là gì. Suy nghĩ là là cuộc hội thoại giữa hỏi và trả lời trong tâm trí con người về mọi việc diễn ra trong cuộc sống. Để hội thoại trong tâm trí thì con người phải dùng ngôn ngữ. Ví dụ tự hỏi mình điều này có nên hay không, có đáng hay không, có làm hay không làm? Và loại ngôn ngữ mà con người hội thoại trong tâm trí này gọi là ngôn ngữ tư duy. Như vậy ngôn ngữ tư duy cũng chính là suy nghĩ.

Bây giờ bạn đã có cách hiểu về bản chất của suy nghĩ con người, nó chính là cuộc hội thoại giữa hỏi và trả lời trong tâm trí bạn. Bạn có nhận ra điều này bấy lâu nay trong tâm trí bạn không? Khi đứng trước vấn đề bạn sẽ suy nghĩ về nó và khi suy nghĩ là bạn đang hỏi và trả lời vấn đề bạn đang muốn giải quyết, muốn có kết quả. Và khi bạn kết thúc cuộc hội thoại trong tâm trí đồng nghĩa là bạn đã có một quyết định làm gì hay không làm gì. Nếu bạn quyết định làm sẽ tạo ra một kết quả nào đó, nếu bạn quyết định không làm thì không có gì xảy ra.

Ví dụ: bạn đang đọc những dòng chữ này rồi bỗng trong tâm trí bạn nảy ra luồng ý nghĩ thèm một cốc cà phê. Rồi một luồng suy nghĩ lại xuất hiện hay là ra ngoài uống cà phê và mang theo cuốn sách này đọc, vừa đọc vừa uống cà phê? Rồi luồng suy nghĩ kế tiếp lại xuất hiện - hay là gọi thêm người bạn xem có rảnh không ngồi cà phê vì lâu lắm không gặp. Rồi luồng suy nghĩ tiếp theo lại xuất hiện: mà thôi, cũng gần trưa rồi đọc nốt chương này rồi ăn trưa... Và bạn ở lại tại chỗ đọc thêm vài trang sách mà không uống cà phê và cũng không gọi bạn...

Hãy nghĩ về những luồng suy nghĩ của tất cả chúng ta luôn xuất hiện và con người phải xử lý các suy nghĩ đó để cuối cùng sẽ ra những quyết định hành động. Bây giờ tôi muốn bạn liên hệ đến cuộc sống, công việc của bạn hiện tại đang như thế nào? Mọi thứ có diễn ra đúng như bạn mong muốn không? Nếu mọi việc không như mong muốn thì bạn có nhận ra chính tư duy, suy nghĩ của bạn đã chỉ đạo hành vi của bạn tạo ra các kết quả đó không?

Tại sao phải lập trình lại ngôn ngữ tư duy

Nếu bạn muốn có những kết quả mới khác với kết quả hiện tại bạn đang có, bạn phải tư duy theo cách khác và từ đó hành vi của bạn sẽ khác theo và tạo ra kết quả khác. Vậy quá trình bạn tư duy theo cách khác chính là bạn đã lập trình lại ngôn ngữ tư duy của bạn.

Bạn thấy đấy, trong cuộc sống có vô vàn các sự kiện, hiện tượng, cơ hội trong đời sống xã hội diễn ra trước mắt mỗi người. Mọi người đều được tiếp cận, được nhìn, nghe, cảm nhận… Và cách mỗi người dùng bộ não của mình để tư duy, suy nghĩ và ra quyết định ứng xử trước mọi sự kiện, hiện tượng, cơ hội cuộc sống như thế nào sẽ mang lại một kết quả tương ứng cho mỗi người.

 Theo nghiên cứu về bộ não, mỗi ngày bộ não có tới 60.000 suy nghĩ xuất hiện, trong đó 80% là suy nghĩ về những vấn đề cũ. Nguyên lí suy nghĩ con người là khi gặp vấn đề mới, thách thức, khó khăn… thì 80% suy nghĩ theo hướng lùi bước hơn là tiến lên (xem video Vận dụng sức mạnh tiềm thức - chức năng bảo vệ, vận hành cơ thể). Tức là thay vì hỏi mình làm cách nào để vượt qua vấn đề thì hầu hết lại nghĩ rằng cái này là khó, không thể làm được và bộ não lục lọi dữ liệu cũ bên trong để đưa ra các bằng chứng để chứng minh là không thể làm được như: mình chưa biết cái này, không có vốn, không có mối quan hệ, không có kinh nghiệm, năng khiếu, không biết bắt đầu từ đâu…

Ví dụ, bạn luôn suy nghĩ công việc của bạn là hàng ngày đi làm chăm chỉ và cuối tháng lĩnh lương ổn định, đó là cuộc sống tuyệt vời, đỡ phải lo nghĩ, vất vả. Với suy nghĩ và quyết định này thì dù có ai chia sẻ cơ hội nào, mời bạn làm thêm việc gì bạn cũng nhất định không làm. Vì cuộc hội thoại trong tâm trí bạn dù thế nào thì cuối cùng bộ não của bạn vẫn quyết định làm công ăn lương ổn định là tốt nhất và nó đưa ra các bằng chứng, dữ liệu để chứng minh, thuyết phục bạn hoàn toàn.

Tất cả những kết quả trong mọi khía cạnh cuộc sống của bạn đều được tạo ra từ cuộc hội thoại giữa hỏi và trả lời trong tâm trí và cuối cùng bạn sẽ ra quyết định. Đây là ví dụ dễ hiểu nhất minh chứng cho việc thấy rõ bản chất của “suy nghĩ” nó chỉ là cuộc hội thoại giữa hỏi và trả lời. 

Bài viết này không thể kéo dài thêm nữa, nếu bạn muốn hiểu rõ hơn việc tại sao phải lập trình lại ngôn ngữ tư duy, bạn hãy đọc các bài viết như "nlp là gì" ở Blog này. Bạn sẽ nhận ra tại sao phải lập lại trình ngôn ngữ tư duy của mình để chấm dứt thất bại, bất hạnh, buồn khổ để kiến tạo lại tương lai như mong muốn.

Tác giả: NLP Master Trainer Nguyễn Xuân Hương

(Khi bạn chia sẻ bài viết xin hãy trích nguồn)

Bài viết cùng danh mục